Biên lợi nhuận gộp là gì? Ý nghĩa và cách tính biên lợi nhuận gộp

Biên lợi nhuận gộp có vai trò quan trọng khi đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ suất này cho các nhà đầu tư, chủ nợ và những người quan tâm biết hiệu quả sử dụng tiền của doanh nghiệp đó ra sao. Vậy biên lợi nhuận gộp là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm, đặc trưng và cách tính chỉ số này.

Biên lợi nhuận gộp là gì?

Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là chỉ số thể hiện tỉ suất lợi nhuận của doanh nghiệp nhận được sau khi đã trừ các chi phí gồm giá vốn hàng hóa và chi phí cho hoạt động kinh doanh. Đây là chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá tiềm năng phát triển sinh lời của doanh nghiệp.

bien-loi-nhuan-gop-la-gi

Hiểu theo cách đơn giản thì biên lợi nhuận gộp cho bạn biết mỗi đồng doanh thu thuần doanh nghiệp làm ra sẽ mang đến lợi nhuận gộp là bao nhiêu đồng. Chỉ số này càng lớn nghĩa là khả năng kinh doanh càng tốt.

Ý nghĩa của biên lợi nhuận gộp

Biên lợi nhuận gộp có nhiều ý nghĩa đối với quá trình nhận định, đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp: 

  • Thể hiện đầy đủ nhất hiệu quả của những thành phần tham gia vào quá trình kinh doanh. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc thu hút thêm nhà đầu tư.
  • Được sử dụng để đánh giá lợi nhuận tăng trưởng của doanh nghiệp có tốt hay không, tiềm năng phát triển trong tương lai có đủ hấp dẫn. 
  • Các chuyên gia dựa theo chỉ số này để so sánh doanh nghiệp cùng ngành hoặc trong các sản phẩm nội bộ với nhau. 
  • Biên lợi nhuận gộp cũng giúp doanh nghiệp đo lường khái quát được sự phát triển của các đối thủ cạnh tranh. Dựa vào đó điều chỉnh chiến lượng hoạt động, nắm bắt cơ hội tạo dựng vị thế trong ngành, mục tiêu hướng đến sự phát triển bền vững.
  • Thông qua biên lợi nhuận gộp, doanh nghiệp sản xuất có thể rà soát lại hệ thống phân phối. Từ đó tìm ra sản phẩm tiềm năng để tập trung phát triển đúng hướng. Ngược lại, các sản phẩm có doanh số thấp có thể bị cắt giảm hoặc nghiên cứu giảm bớt chi phí khi sản xuất. 

Cách tính biên lợi nhuận gộp chi tiết nhất

cach-tinh-bien-loi-nhuan-gop

Để tính được biên lợi nhuận gộp, bạn cần tính được lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Đây là chỉ số cho thấy sự chênh lệch giữa doanh thu và toàn bộ chi phí bán hàng, bao gồm các chi phí như: 

  • Giá vốn sản xuất hàng hóa
  • Chi phí mặt bằng
  • Chi phí trả nhân viên,…

Lợi nhuận gộp tính theo công thức: 

Lợi nhuận gộp (GOS) = Doanh thu thuần – Chi phí bán hàng

Ví dụ: Chi phí bán hàng cho một sản phẩm váy dài là 50.000 đồng, bán cho khách hàng với mức giá 150.000 đồng. Lưu ý rằng chi phí đã bao gồm tất cả các khoản phí phải chi trả. Theo công thức, ta có: 

Lợi nhuận gộp = 150 nghìn đồng – 50 nghìn đồng = 100 nghìn đồng. 

Sau khi đã có lợi nhuận gộp, bạn có thể tính biên lợi nhuận gộp bằng công thức sau: 

Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần x 100%

Trong đó:

Doanh thu thuần = Doanh thu nhận được từ bán hàng – các chi phí được giảm trừ.

Ví dụ 1: 

Doanh thu thuần của công ty A là 800 triệu đồng. Lợi nhuận gộp sau khi trừ chi phí là 400 triệu đồng. Như vậy biên lợi nhuận gộp = (400,000,0000 / 900,000,000) x 100% ≈ 44.44%

Ví dụ 2:

vi-du-bien-loi-nhuan-gop

Theo kết quả báo cáo kinh doanh Vinamilk năm 2020, chúng ta thấy các số liệu như sau: 

  • Doanh thu thuần = 59.636
  • Mức lợi nhuận gộp là 27.669
  • Theo đó, GPM = (27.669 : 59.636) X 100 = 46.39%

Kết luận, vào năm 2020, khi đạt được 100 đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh thì Vinamilk thu về 46.39 đồng là lợi nhuận gộp. 

Thế nào là biên lợi nhuận tốt? 

Đánh giá biên lợi nhuận thế nào là tốt cần dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Trong đó có 3 tiêu chí phổ biến, dễ đánh giá nhất là:

Tính ổn định 

Thông thường, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sẽ ổn định lâu dài trong nhiều năm. Tuy nhiên, đôi khi cũng có thể có sự sụt giảm do ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi hiệu quả kinh doanh đi xuống, doanh thu bán hàng giảm, doanh nghiệp có thể bị sụt giảm Gross Profit Margin. Ngoài ra, chỉ số này sụt giảm cũng có thể do:

  • Sản phẩm đang bị định giá sai
  • Xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh
  • Sự thay đổi của mô hình kinh doanh

Trong trường hợp biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp sụt giảm bất thường, bạn cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân để đưa ra nhận định chính xác nhất. Trường hợp Gross Profit Margin tăng, có thể do doanh nghiệp đã hồi phục sau khủng hoảng, sản phẩm mới được đưa ra thị trường hoặc do các đối thủ cạnh tranh đã rút lui… 

Sự tăng trưởng qua các thời kỳ

Tỷ suất biên lợi nhuận gộp cần có sự phát triển đều qua từng năm. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang có hướng kinh doanh tốt, tiềm năng cao. Đồng thời thể hiện các chi phí đầu vào được cắt giảm tối đa, giá vốn được tối ưu, mức giá bán hợp lý… Đây sẽ là những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo. 

bien-loi-nhuan-gop-cua-vinamilk

Chỉ số cao hơn khi so với trung bình ngành 

Nếu chỉ đánh giá Gross Profit Margin của một doanh nghiệp, bạn sẽ khó có thể nhận định doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không. Để đưa ra nhận định chính xác nhất, bạn cần so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành. 

Trong 2 doanh nghiệp cùng ngành, doanh nghiệp nào có biên lợi nhuận gộp cao hơn thì điều đó cho thấy doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh hơn. 

Vậy thế nào là chỉ số biên lợi nhuận gộp tốt? Trên thực tế, mỗi ngành kinh doanh sẽ có con số khác nhau. Sẽ rất khó để khẳng định biên lợi nhuận gộp bao nhiêu là tốt.  Tuy nhiên, thông thường, tỷ suất lợi nhuận gộp nằm trong khoảng từ 50 đến 70% sẽ được coi là tối ưu nhất. Đây là con số được áp dụng cho nhiều các lĩnh vực như bán lẻ, nhà sản xuất hàng hóa, nhà hàng…

Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính, luật, dịch vụ khác thì tỷ suất lợi nhuận gộp 50% có thể được coi là mức thấp. Những công ty công nghiệp dịch vụ thường báo cáo tỷ suất nằm trong phạm vi cao 90%. Đó là do lĩnh vực dịch vụ có mức chi phí sản xuất thấp hơn rất nhiều so với các công ty trực tiếp sản xuất hàng hóa .

Ngược lại với dịch vụ, doanh nghiệp trong ngành bán lẻ thời trang lại có tỷ suất lợi nhuận gộp chỉ dao động từ 3% đến 13%, các chuỗi thức ăn nhanh có thể đạt mức 40%. Do đó, tỷ suất này chỉ mang tính tương đối, bạn cần kết hợp với nhiều chỉ số khác để đưa ra quyết định chính xác nhất.

Biên lợi nhuận gộp ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?

Những yếu tố có tác động trực tiếp đến biên lợi nhuận gộp bao gồm:

  • Hiệu quả từ hoạt động sản xuất: Đây là thước đo nền tảng cho sự hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất. Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận gộp tốt cho thấy sản xuất đang có hiệu quả cao. Nhà đầu tư có thể dựa theo chỉ số này để so sánh giữa các công ty trong cùng ngành hoặc so sánh các thời kỳ của một công ty để đánh giá. Bên nào có lợi nhuận gộp thấp hơn nghĩa là có hiệu quả hoạt động kém hơn.
  • Doanh thu bán hàng: Doanh thu chắc chắn có ảnh hưởng lớn đến biên lợi nhuận gộp, con số càng cao thì sẽ kéo theo biên lợi nhuận gộp càng lớn. Ngược lại doanh thu thấp không đồng nghĩa biên lợi nhuận cũng sẽ xuống thấp. Vì có thể lúc này doanh nghiệp mới thành lập, chưa tối ưu được chi phí bán hàng. Nhưng nếu doanh thu quá thấp chưa đủ trả các khoản chi phí đầu vào thì lúc này biên lợi nhuận gộp không có quá nhiều ý nghĩa.
  • Định giá đúng cho sản phẩm: Trường hợp doanh nghiệp đã tối ưu được các khoản chi phí vốn, bán được doanh thu nhiều nhưng định giá sản phẩm sai thì biên lợi nhuận gộp chắc chắn không cao. Lúc này khoản doanh thu nhận được không chênh quá nhiều so với chi phí nên biên lợi nhuận gộp sẽ thấp. Vì thế cần đến sự định giá chính xác sản phẩm, phù hợp nhu cầu thị trường.

yeu-to-anh-huong-bien-loi-nhuan-gop

So sánh biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng

Là 2 chỉ số được sử dụng thường xuyên về lợi nhuận của doanh nghiệp, biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng có những điểm khác biệt cơ bản sau đây:

Biên lợi nhuận gộp Biên lợi nhuận ròng
Định nghĩa cơ bản Là tỷ lệ phần trăm của tổng lợi nhuận nhận được dựa trên doanh thu. Là tỷ lệ phần trăm của phần lợi nhuận ròng dựa trên doanh số hoạt động bán sản phẩm hay cung cấp dịch vụ.
Ý nghĩa Cho biết về phần trăm lợi nhuận cụ thể thu được từ các hoạt động kinh doanh chính thức của doanh nghiệp. Cho biết phần trăm lợi nhuận nhận được thực tế trong mọi hoạt động, mọi giai đoạn, bao gồm cả thuế.
Mục đích Để biết tính hiệu quả trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm dịch vụ. Để biết rõ hơn về tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp.

so-sanh-bien-loi-nhuan-gop-va-bien-loi-nhuan-rong

Làm thế nào để tăng tỷ suất biên lợi nhuận gộp?

Tăng doanh thu

Cách nhanh nhất để tăng tỷ suất biên lợi nhuận gộp là tăng doanh thu. Trong đó, tăng giá là một giải pháp được sử dụng phổ biến nhất, nhưng không phải lúc nào cũng là chiến lược tốt nhất. 

Với những ngành có lợi nhuận thấp hoặc các ngành có tính cạnh tranh khốc liệt như bán lẻ, dịch vụ thực phẩm hoặc kho bãi thì giá là yếu tố ưu tiên, ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của khách hàng. Chất lượng sản phẩm phải phù hợp mức giá mới. Đồng thời không vượt quá sức mua của người tiêu dùng, nếu không doanh nghiệp có thể gặp phải tình trạng hàng tồn kho.

Cách tiếp theo là cần phải bán được nhiều hàng hơn thông qua mở rộng hệ thống phân phối, các chương trình khuyến mãi…. Cách này cần khoản vốn đầu tư ban đầu cho chi phí mặt bằng, vận chuyển và nhân công nên cần có chiến lược cụ thể, tránh bị tăng chi phí mà chưa tăng được doanh thu.

Cắt giảm chi phí

Doanh nghiệp phải tìm ra cách để giảm chi phí cho hoạt động sản xuất như thay đổi nhà cung ứng nguyên vật liệu giá rẻ hơn, giảm chi phí cho lao động. Tuy nhiên, thay đổi nhà cung cấp thường kéo theo giảm chất lượng sản phẩm đầu ra nên khá nguy hiểm. Cách hiệu quả hơn là mở rộng quy mô sản xuất để mang đến lợi ích dài hạn về mọi mặt. Thông qua cách này, doanh nghiệp cắt giảm được chi phí trung bình của nguyên liệu, nhân công, cơ sở vật chất…

tang-ty-suat-loi-nhuan-gop

Hàng hoá kinh doanh trước tiên cần được định giá theo đúng phân khúc khách hàng, xác định mức đáp ứng cung cầu với sức mua, cân đối các chi phí sản xuất và giá bán với mục tiêu chính là mang đến lợi nhuận cao. Doanh nghiệp cần tiến hành đa dạng nhiều sản phẩm, cải tiến mẫu mã, nâng chất lượng.

Trên đây là các thông tin quan trọng về biên lợi nhuận gộp. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết ý nghĩa, cách tính và cách để tăng tỷ số lợi nhuận gộp cho doanh nghiệp hiệu quả nhất. Đây là một chỉ số quan trọng, các nhà đầu tư không nên bỏ qua trong quá trình tìm hiểu doanh nghiệp của mình.

themes Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm themes

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngay 
Safe-256
themes Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm themes

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

HayBond – Đầu tư an toàn, lợi nhuận hấp dẫn

HayBond là sản phẩm đầu tư trái phiếu “kiểu mới”, được VNSC by Finhay thiết kế dành riêng cho khách hàng có nhu cầu tăng trưởng nguồn vốn ổn định, …

themes VNSC By Finhay themes 14-03-2024 11:00:02

CEO Chứng khoán Vina tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc cùng lãnh đạo UBCKNN

Ngày 07/3 vừa qua, tại Thủ đô Seoul, Hàn Quốc, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với …

themes Nguyễn Hương Giang themes 11-03-2024 2:28:13

Danh mục chứng khoán ký quỹ (Margin) tại VNSC by Finhay

Danh sách chứng khoán được giao dịch ký quỹ tại VNSC (Cập nhật tháng 02.2024) Tải về danh mục tại đây

themes VNSC By Finhay themes 02-02-2024 10:15:06

[Cảnh báo] Thận trọng với những trang web giả mạo Finhay và VNSC by Finhay

Nội DungBiên lợi nhuận gộp là gì?Ý nghĩa của biên lợi nhuận gộpCách tính biên lợi nhuận gộp chi tiết nhấtThế nào là biên lợi nhuận tốt? Tính ổn định Sự tăng …

themes VNSC By Finhay themes 30-01-2024 5:19:56

Ra mắt sản phẩm Hoàn tiền mua sắm trên VNSC by Finhay

Từ ngày 07/12/2023, sản phẩm Hoàn tiền mua sắm chính thức được ra mắt trên ứng dụng VNSC by Finhay. Nội DungBiên lợi nhuận gộp là gì?Ý nghĩa của biên …

themes VNSC By Finhay themes 07-12-2023 10:52:24

White paper (Sách trắng) là gì – Nơi tiết lộ những thông tin quan trọng về một dự án tiền điện tử!

Đầu tư mang lại nhiều cơ hội sinh lời, làm giàu cho túi tiền của bạn. Trong đầu tư tiền ảo, nhà đầu tư sẽ phải tiếp cận với nhiều …

themes VNSC By Finhay themes 29-03-2024 3:21:26

DIG lên đỉnh giá trong 18 tháng – chuyên gia dự báo lợi nhuận DIC Corp tăng trưởng vượt bậc và giá mục tiêu

Phiên giao dịch ngày 27/3 vừa qua, cổ phiếu DIG – Tổng công ty CP Đầu tư và phát triển xây dựng – DIC Corp tăng 2,5% đạt mức giá …

themes VNSC By Finhay themes 28-03-2024 4:05:26

Sau khi khắc phục hơn 8 nghìn tỷ đồng, cựu chủ tịch Tân Hoàng Minh lĩnh án 8 năm tù giam

Dù ông Đỗ Anh Dũng- cựu Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh đồng ý trả lãi cho nhà đầu tư, song tòa án vẫn thấy rằng đây là vụ …

themes VNSC By Finhay themes 28-03-2024 4:01:50

Bản tin chứng khoán ngày 28/03: VN-Index chạm mốc 1.290, khối ngoại bán ròng phiên thứ 13 liên tiếp

Hôm nay, thị trường chung hưng phấn ngay từ khi mở cửa với sự dẫn dắt của nhóm ngân hàng. Tuy sau đó, biên độ tăng có phần thu hẹp …

themes VNSC By Finhay themes 28-03-2024 3:39:29

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngay 
Safe-256

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

templates Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay